MỸ ĐANG BIẾN MÌNH THÀNH CON HỔ GIẤY
Nước mía@ Là quốc gia có nền
kinh tế và tiềm lực quân sự lớn nhất thế giới, tuy nhiên, trước những căng thẳng
diễn ra tại nhiều khu vực, Mỹ vẫn chưa nêu ra lập trường quan điểm của mình.
Cho tới ngày 28.5, trong bài phát
biểu về chính sách ngoại giao tại buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự
West Point ngày 28.5, Tổng thống Obama mới cho biết quân đội Mỹ phải sẵn sàng đối
phó với những cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, bài phát biểu của nhà lãnh đạo này
không nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia phân tích trên thế giới, với chỉ
39% người ủng hộ. Không chỉ như vậy, cộng đồng thế giới còn đặt dấu hỏi về sự mờ
nhạt của Mỹ trên chính trường quốc tế. Phải chăng, Mỹ đang biến mình thành “con
hổ giấy”? Vn-Flag Blog xin chia sẻ với độc giả một bài phân tích để độc giả có
cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
Vai trò của Mỹ đang mờ nhạt trên trường quốc tế
Trong bài phát biểu, Obama đưa ra những quan điểm rằng:
“Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc
bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của
chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”, ông Obama nói. "Chúng
ta không thể làm ngơ trước những gì diễn ra ngoài lằn ranh biên giới
mình". Mặc dù không nêu đích danh quốc gia nào nhưng theo AFP, ông
Obama đang ám chỉ những hành động của Trung Quốc trên biển Đông gần đây mà
Washington từng lên án là "khiêu khích".
Philippines và Nhật Bản, hai đồng minh của Mỹ, đang có
tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông. Căng
thẳng đang leo thang ở biển Đông khi Trung Quốc đưa giàn khoan trái
phép Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam. Ngày 26-5, tàu cá của Trung Quốc đã
đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng tại khu vực cách giàn khoan này 17 hải
lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam. Cũng trong ngày 28.5, tại buổi họp báo ở thủ đô Hà Nội, Thượng nghị sĩ Benjamin
Cardin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng
viện Mỹ, cho biết Mỹ phản đối hành động "gây hấn" của Trung Quốc trên
biển Đông. Trong bài phát biểu, Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh: “Ảnh hưởng của
Mỹ luôn mạnh mẽ hơn khi chúng ta làm gương”????
"Chúng ta không thể tự đặt mình ra khỏi những luật
lệ mà áp dụng cho mọi người. Chúng ta không thể nỗ lực giải quyết các vấn đề tại
biển Đông khi mà Thượng viện Mỹ còn từ chối phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật biển, bất chấp việc các lãnh đạo quân sự cấp cao cho rằng công ước
này sẽ tăng cường an ninh quốc gia", ông Obama nói. Đã có 164 quốc gia,
bao gồm các đồng minh của Mỹ, phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển(UNCLOS).
Tuy vậy, Mỹ vẫn chưa phê chuẩn công ước này. Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ) nhận định:
"Chính việc chưa phê chuẩn UNCLOS có thể sẽ khiến cho Mỹ bị coi là đạo
đức giả khi lại đem đem công ước này ra để phê phán các tuyên bố chủ
quyền và hành vi trên biển của Trung Quốc".
Tuy vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng nguyên nhân
mấu chốt khiến Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS xuất phát từ sự không đồng thuận giữa
chính phủ và Thượng viện. Các đời Tổng thổng Mỹ, từ Bill Clinton trong thập
niên 1990 cho đến Obama hiện giờ, đã liên tục thúc giục Thượng viện phê chuẩn
UNCLOS nhưng đều bất thành. Trong bài phát biểu ngày 28.5, Tổng thống Obama gọi
sự chần chừ phê chuẩn UNCLOS của Thượng viện Mỹ là "sự thoái lui, chứ
không phải lãnh đạo. "Đó không phải là thế mạnh, mà là điểm yếu".
Các
nhà phân tích cho biết lập trường của Mỹ đã tác động quan điểm của Tổng thống
Nga Vladimir Putin về Obama, và vào thứ Sáu,
Putin công khai chế nhạo Tổng thống Mỹ: "Anh
ta là ai để phán xét, nghiêm túc? Nếu anh
ta muốn đánh giá con người, tại sao anh ta không có được một công
việc trong tòa án nơi nào đó?".
Không chỉ Putin mà các chuyên gia trên thế giới cũng
đang chỉ trích mạnh mẽ lập trường quan điểm của Mỹ. Họ cho rằng Mỹ đang tỏ rõ sự
yếu kém trong chính sách đối ngoại và người đứng đầu Nhà Trắng đang biến mình
thành một kẻ đạo đức giả. Vnflag-Blog cũng đồng tình với quan điểm đó. Mỹ nên
có những hành động cụ thể thay vì việc biến mình thành một “con hổ giấy” như hiện
tại.
0 comments:
Post a Comment