DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM YÊU NƯỚC
Nước mía@ Thời gian gần đây, tình hình biển Đông trở
nên căng thẳng, phức tạp hơn bao giờ hết. Những hành động khiêu khích đầy trắng
trợn của Trung Quốc đã và đang xâm hại trực tiếp tới chủ quyền lãnh thổ Việt
Nam, gây nên làn sóng căm phẫn sôi sục trong
nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng tiến bộ trên thế giới. Đã có khá
nhiều cuộc biểu tình được quần chúng nhân dân Việt Nam tổ chức tại nhiều nơi
trên cả nước nhằm phản đối gay gắt chính sách bành trướng “ngang ngược, vô lí”
của Trung Quốc.
Nhân dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả tích cực mà những cuộc biểu
tình này mang lại, quần chúng không hề biết rằng, lòng yêu nước của mình đang bị
các thế lực thù địch lợi dụng, phục vụ vào mưu đồ phá hoại, chia rẽ dân tộc. Những
gì diễn ra tại Đồng Nai, Bình Dương, Hà Tĩnh, Thái Bình,… là minh chứng rõ ràng
nhất cho điều đó. Không khó để nhận thấy trong ngập tràn sắc đỏ của cờ Tổ quốc,
băng rôn, khẩu hiệu phản đối hành động sai trái của Trung Quốc trên biển Đông,
một số kẻ xấu đã lén lút chen chân, hòa mình vào đám đông phẫn nộ, đưa ra những
mảnh giấy, khẩu ngữ đòi bình đẳng, đòi trả tự do,…cho một số kẻ xấu đáng phải
chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật. Lòng yêu nước của quần chúng nhân
dân ta đã bị lợi dụng từ những điều tưởng như đơn giản như thế. Đó là chưa kể tới
hành vi kích động của một số đối tượng xấu, lợi dụng sức mạnh đám đông của quần
chúng nhân dân ta để phá hoại, trộm cướp tài sản, trả thù cá nhân,…
Là một người yêu nước, mỗi người dân Việt Nam phải hiểu
sâu sắc những điều đó. Thật đáng khinh bỉ thay cho những kẻ lợi dụng lòng yêu
nước của người dân Việt Nam để thực hiện những mưu đồ đi ngược lại lợi ích của
quốc gia, dân tộc. Những kẻ đó sớm muộn cũng sẽ bị trừng trị thích đáng.
Hiện nay, trước những thông tin về tình hình biển Đông
và sự xâm phạm trái phép của Trung Quốc, là một người yêu nước, mỗi người dân
Việt Nam nên có những hiểu biết nhất định về pháp luật quốc tế, chỉ có như vậy,
chúng ta mới có thể phân tích, đánh giá tình hình từ các nguồn thông tin khác
nhau, tranh bị các đối tượng xấu lừa dối, kích động. Cần phải hiểu rằng, các đối
tượng xấu là kẻ rất biết lợi dụng sự mập mờ về thông tin của quần chúng để từ
đó tạo ra “chân lí”, gây hiệu ứng đám đông trong dư luận. Để cổ vũ lòng yêu nước
của dân tộc Việt Nam trước âm mưu, hành động trắng trợn của Trung Quốc trên biển
Đông, Vn-Flag Blog xin chia sẻ với độc giả Công
ước Luật biển 1982. Đây
là hiến pháp của biển, là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết các tranh chấp
biển, trong đó có phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước
xung quanh Biển Đông. Vn-Flag Blog
hi vọng rằng, nội dung này sẽ mang lại những thông tin hữu ích độc giả.
1. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền đầy đủ đối với
vùng lãnh hải mà họ có quyền thiết lập với chiều rộng không quá 12 hải lý. Tuy
vậy, chủ quyền này không phải là tuyệt đối vì tầu thuyền nước ngoài được
phép “đi qua vô hại” trong vùng lãnh hải. Tầu thuyền và máy bay được phép “đi
quá cảnh” qua các dải hẹp, eo biển được sử dụng cho hàng hải quốc tế.
2. Ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT)
và thềm lục địa được xác định dựa trên các quy tắc áp dụng cho lãnh thổ đất liền,
nhưng đối với đá không thể có con người sinh sống hoặc không có đời sống kinh tế
sẽ không có vùng ĐQKT hoặc thềm lục địa. Quốc gia có biên giới với eo biển có
thể điều tiết lưu thông hàng hải và các khía cạnh khác liên quan đến đi lại,
lưu thông..
3. Quốc gia quần đảo, được tạo thành bởi nhóm hoặc các
nhóm đảo liên quan gần gũi và những vùng nước tiếp liền, sẽ có chủ quyền đối với
vùng biển nằm trong các đường thẳng được vẽ bởi các điểm xa nhất của các đảo,
vùng nước bên trong các đảo được gọi là vùng nước quần đảo, và các quốc gia này
có thể thiết lập các đường đi lại cho tầu thuyền và hàng không, trong đó các quốc
gia khác có thể được hưởng quyền qua lại các quần đảo bằng các tuyến đường biển
đã định.
4. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với vùng
ĐQKT rộng tối đa 200 hải lý, đối với tài nguyên thiên nhiên và một số hoạt động
kinh tế, và thực hiện quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học
và bảo vệ môi trường. Các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải và tự do hàng
không và tự do đặt dây cáp ngầm và đường ống.
5.
Quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý có quyền tham gia trên cơ sở công
bằng trong việc khai thác một phần thích hợp trong số phần dư dôi của các tài
nguyên sống trong vùng ĐQKT của quốc gia ven biển trong cùng khu vực hoặc tiểu
khu vực; các loài di cư như cá hoặc sinh vật biển được bảo vệ đặc biệt.
6.
Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa (khu vực đáy biển của
quốc gia) trong việc việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm
lục địa. Thềm lục địa có thể kéo dài ít nhất là 200 hải lý từ bờ biển, và có thể
kéo dài không quá 350 hải lý trong những điều kiện cụ thể. Quốc gia ven
biển chia sẻ với cộng đồng quốc tế phần lợi tức thu được do khai thác tài
nguyên từ bất cứ khu vực nào trong thềm lục địa của quốc gia đó khi nó kéo dài
quá 200 hải lý. Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa (được thành lập theo Phụ lục II
trong Công ước Luật biển 1982) sẽ có ý kiến đối với quốc gia liên quan về ranh
giới ngoài của thềm lục địa khi nó kéo dài quá 200 hải lý.
7. Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do truyền
thống về hàng hải, bay qua, nghiên cứu khoa học và đánh cá trên vùng biển quốc
tế. Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau trong việc thông qua các biện
pháp để quản lý và bảo tồn các tài nguyên sống trên biển.
8.
Các quốc gia có chung biên giới với biển kín hoặc nửa kín cần hợp tác với nhau
trong việc quản lý tài nguyên sống, có chính sách và hoạt động về môi trường
cũng như nghiên cứu khoa học. Các quốc gia không có biển có quyền tiếp cận với
biển và được tự do quá cảnh thông qua nước quá cảnh để ra biển. Các
quốc gia phải ngăn chặn và kiểm soát ô nhiểm môi trường biển và phải chịu trách
nhiệm đối với những thiệt hại gây ra do sự vi phạm nghĩa vụ quốc tế của mình để
kiềm chế những sự ô nhiễm đó.
9.
Tất cả các nghiên cứu khoa học trong vùng ĐQKT và thềm lục địa phải có sự đồng
ý của quốc gia ven biển. Tuy vậy, hầu như trong tất cả mọi trường hợp, quốc gia
ven biển có trách nhiệm đồng ý với đề nghị của các quốc gia khác khi việc
nghiên cứu được tiến hành vì mục đích hoà bình và đã thực hiện một số yêu cầu
chi tiết. Các quốc gia cam kết tăng cường phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển
trong những điều kiện “ công bằng và hợp lý” có tính đến đầy đủ những lợi ích hợp
pháp.
10. Các quốc gia thành viên phải giải quyết bằng biện
pháp hoà bình các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và áp dụng Công ước. Các
tranh chấp cần được trình lên Toà án quốc tế về luật biển ( được thành lập theo
Công ước), trình lên Toà án công lý quốc tế hoặc trọng tài. Toà án có quyền tài
phán riêng biệt đối với những tranh chấp liên quan đến khai thác ở đáy biển.
0 comments:
Post a Comment